Hương vị thôn quê
    Ai đã một lần ghé thăm Nghê An chắc hẳn sẽ không thể nào quên được món lươn cay nồng béo ngậy hòa quyện với vị thơm bùi của những chiếc bánh đa Đô Lương.
    Ở mỗi vùng miền thì hương vị bánh đa có những đặc trưng riêng, bánh đa Đô Lương cũng vậy, đặc trưng bởi sự đặm đà, rất thơm bùi và bổ dưỡng. Chưa hết chiếc bánh còn có vị cay nồng của tỏi, tiêu mà ai một lần thưởng thức cũng phải ngạc nhiên, tấm tắc khen ngon.
     Bánh đa Đô Lương là thứ bánh rất thôn quê, dân dã, rất tiện cho nhu cầu lai rai, chuyện trò cùng bạn bè. Trên hết, giá 1 chiếc bánh đa rất rẻ, chỉ 4k/1c bạn đã có thể thưởng thức một chiếc bánh đa thơm dòn mà cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, như vừng đen trong bánh có công dụng lão hóa rất tốt.
Bánh đa Đô Lương ngon cay, giòn bùi mà giá cả phải chăng.

     Bánh đa là thứ bánh rất dễ ăn, dễ kết hợp, phù hợp mọi độ tuổi, cả nam lẫn nữ. Nói như vậy, bởi nó được kết hợp những thứ bình dị, gần gũi nhất mà ai ai cũng thưởng thức hàng ngày như gạo, vừng đen, nhờ bàn tay cần cù của người nông dân sáng tạo ra.
    Ai chưa một lần ăn bánh đa kèm với bánh mướt ( thứ bánh làm từ bột gạo, tương tự bánh cuốn xứ Bắc ) chấm nước mắn cay cay, chắc hẳn chưa cảm nhận được vị ngon đặc biệt được tạo ra từ những thứ tưởng như dung dị nhất.
Bánh đa ăn kèm với đặc sản bánh mướt thì đã vô cùng
   Và không gì thú vị hơn, khi những ngày hè nóng bức, với những cánh mày râu uống cốc bia tươi lạnh mà được nhấm nháp thêm những chiếc bánh đa mặn mà, thì chỉ có say mới chịu thôi. Các món vè lươn sẽ ngon hơn nếu được kết hợp với bánh đa như :lươn bằm, lươn xả ớt, lươn xào chuối, lươn xào cà... rất thích hợp cho những bà vợ chế biến cho chồng mình đãi khách.
Bánh đa ăn kèm với sườn xào rau răm mà cay cay thì tuyệt cú mèo\






 
  Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo của tỉnh Nghệ An, người dân quanh năm lam lũ, vất vả. Với địa hình giáp Lào, chịu biết bao nhiêu là sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhưng trên tất cả người dân nơi đây chăm chỉ, chịu thương chịu khó, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sản xuất ra những hạt gạo trắng ngần, thơm ngon nhưng cũng chất chứa vị mặn chát của mồ hôi. Khi cuộc sống trở nên ấm no, đầy đủ hơn họ đã biết sáng tạo ra những sản phẩm từ bông lúa trĩu hạt của đất. Nhắc đến ẩm thực Nghệ An, không ai là không biết đặc sản bánh đa Nghệ An.
Bánh đa chín

Nguyên liệu chính làm nên những chiếc bánh đa thơm ngon là gạo được làm sạch, xay nên nước trắng ngần. Và không thể thiếu vị bùi của những hạt vừng đen nhỏ bé,ngoài ra còn được nên nếm thêm gia vị như tỏi, tiêu, nước mắn, mì chính… tất cả đã tạo nên chiếc bánh đa thơm, giòn mà những ai lần đầu tiên thưởng thức cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ. Làm bánh đa không dễ, phải trải qua nhiều công đoạn vất vả, thức khuya dậy sớm. Người tráng bánh đa to tròn đều, phải là người có bàn tay khéo léo và tỉ mỉ.



Công đoạn phơi bánh


Bánh đa rất dễ ăn, nhất là những ngày đông giá rét, ngồi nhấm nháp chiếc bánh đa với tương ớt thì thật là tuyệt vời. Còn là loại bánh cho cánh mày râu nhâm nhi li rượu cùng bạn bè. Ngoài ra có thể kết hợp vời cháo lươn, cháo gà… bún cua như chất xúc tác cho món ăn thêm phần ngon hơn. Với bao công sức và chất lượng nhưng bánh đa không hề đắt chút nào. Chỉ 4k/1 chiếc bánh đa bạn có thể thưởng thức một chiếc bánh đa Nghệ An thơm ngon, hấp dẫn
Sự kết hợp hoàn hảo với các món ăn

Bánh đa vừng đen một nét đặc trưng của người dân xứ Nghệ, với hương vị quê hương quyện lẫn với tình cảm gắn bó trong từng chiếc bánh đa thơm ngon, dòn vừng tỏi. Hương vị khiến cho người con đi đâu xa quê luôn nhớ về.

Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng !!!